24.9.12

Mỹ lại tuyên bố không đúng sự thật về bản án các Bloggers

Bản thông cáo báo chí của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ
Tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội vừa đưa ra thông cáo báo chí không đúng sự thật, hiểu sai lệch về tình hình thực thi quyền con người tại Việt Nam . Bản thông cáo báo chí của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ về phiên tòa xử các Blogger là không có cơ sở, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, đi ngược lại cam kết của phía Hoa Kỳ được nêu rõ trong tuyên bố chung giữa lãnh đạo hai nước là Hoa Kỳ tôn trọng chủ quyền quốc gia, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Bản thông cáo này của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã gây bất bình trong nhân dân Việt Nam. Cơ quan chức năng của Việt Nam đã gặp đại diện của Chính phủ Hoa Kỳ để làm rõ vấn đề này và yêu cầu phía Hoa Kỳ không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Tòa án Nhân Dân T.P Hồ Chí Minh sáng nay đã xử tội các blogger về tội "tuyên truyền chống phá nhà nước" là đúng người, đúng tội, phù hợp với luật lệ của nước CHXHCNVN .

------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuyên bố về phiên toà xét xử Blogger Điếu Cày (còn gọi là Nguyễn Văn Hải)

24/9/2012


Chúng tôi quan ngại sâu sắc về tin Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã kết tội và kết án blogger Điếu Cày 12 năm tù giam cho việc ông bày tỏ quan điểm chính trị của mình một cách ôn hòa.  Cách chính phủ xử lý Điếu Cày dường như không nhất quán với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các điều khoản của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu liên quan đến tự do ngôn luận và xét xử theo đúng trình tự pháp lý.


Chính phủ Việt Nam cần phải trả tự do cho Điếu Cày và các blogger Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần là những thành viên đồng hành của Điếu Cày trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.  Như Tổng thống Obama đã nói về Ngày Tự do Báo chí Thế giới, chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ thực hiện các bước cần thiết để tạo ra xã hội mà ở đó các nhà báo độc lập có thể hoạt động tự do và không sợ hãi. ( http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/pr240912.html )
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3 Bloggers bị lãnh án tổng cộng 26 năm tù và 11 năm quản chế

Các blogger từ trái sang phải :
Phan Thanh Hải (Anhbasaigon),
Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và Tạ Phong Tần
Tòa án Nhân Dân T.P Hồ Chí Minh sáng nay đã kết tội Nguyễn văn Hải 12 năm tù, 5 năm quản chế, tổng cộng 17 năm, Tạ phong Tần 10 năm tù, 3 năm quản chế, tổng cộng 13 năm, Phan thanh Hải 4 năm tù, 3 năm quản chế, tổng cộng 7 năm về tội "Tuyên truyền Chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" .

3 bị can Nguyễn Văn Hải (SN 1952, ngụ quận 3, còn gọi là Hoàng Hải, Hải Điếu Cày), Tạ Phong Tần (SN 1968, quê Bạc Liêu) và Phan thanh Hải (SN 1969, ngụ quận Thủ Đức - TPHCM) đã bị truy tố tội "Tuyên truyền Chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo khoản 2, điều 88 , Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.



Trong phiên tòa sáng nay, Phan Thanh Hải đã thành khẩn xin nhận tội nên được hưởng chính sách khoan hồng của nhà nước ta, riêng đối 2 bị cáo Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần đều tỏ ra ngoan cố không nhận tội nên bị xử tội với khung hình mà VKSND TPHCM đã đề nghị.

Vân Trường (Đảng Làm Báo)

3 Bloggers bị lãnh án tổng cộng 26 năm tù và 11 năm quản chế

Các blogger từ trái sang phải :
Phan Thanh Hải (Anhbasaigon),
Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và Tạ Phong Tần
Tòa án Nhân Dân T.P Hồ Chí Minh sáng nay đã kết tội Nguyễn văn Hải 12 năm tù, 5 năm quản chế, tổng cộng 17 năm, Tạ phong Tần 10 năm tù, 3 năm quản chế, tổng cộng 13 năm, Phan thanh Hải 4 năm tù, 3 năm quản chế, tổng cộng 7 năm về tội "Tuyên truyền Chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" .

3 bị can Nguyễn Văn Hải (SN 1952, ngụ quận 3, còn gọi là Hoàng Hải, Hải Điếu Cày), Tạ Phong Tần (SN 1968, quê Bạc Liêu) và Phan thanh Hải (SN 1969, ngụ quận Thủ Đức - TPHCM) đã bị truy tố tội "Tuyên truyền Chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo khoản 2, điều 88 , Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.


Trong phiên tòa sáng nay, Phan Thanh Hải đã thành khẩn xin nhận tội nên được hưởng chính sách khoan hồng của nhà nước ta, riêng đối 2 bị cáo Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần đều tỏ ra ngoan cố không nhận tội nên bị xử tội với khung hình mà VKSND TPHCM đã đề nghị.

Vân Trường (Đảng Làm Báo)

Ba tàu hải giám TQ hoạt động trái phép ở Senkaku

Hai tàu tuần duyên Nhật chận đường tàu Ngư chính TQ
Ba tàu Trung Quốc đã trái phép hoạt động trong vùng biển Senkaku thuộc Nhật Bản đây là động thái gây hấn mới nhất của TQ đối với Nhật tạo thêm tranh chấp biển đảo ngày càng nóng.

Động thái này diễn ra một ngày sau khi Trung Quốc hũy bỏ ngày đánh dấu 40 năm quan hệ ngoại giao với Nhật Bản . Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã cảnh báo sự quấy động của Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế trong vùng và có thể  ảnh hưởng rộng lớn hơn trên thế giới.

Lực Lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết, 7:00, hai tàu giám sát hàng hải và một chiếc tuần tra ngư chính TQ đã đi vào vùng biển chủ quyền Nhật gần đảo Uotsurijima, hòn đảo lớn nhất trong chuỗi Senkaku thuộc quyền quản lý của Nhật Bản.

Các tàu TQ tuy không phải là tàu hải quân nhưng được giám sát hàng hải thuộc Cục Đại dương Nhà nước. Vai trò của họ là làm thay cho lực lượng Hải Quân nhân dân (PLA) bao gồm thực thi pháp luật ở các vùng biển Trung Quốc.

Các tàu tuần tra thủy sản dưới sự điều hành thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, nơi trách nhiệm cho chính sách đánh bắt cá và tài nguyên biển.

Bảo vệ bờ biển Nhật cho biết có sáu tàu khác của TQ đang ở vùng biển tiếp giáp, một khu vực 12 hải lý bên ngoài lãnh thổ Nhật.

Osamu Fujimura, phát ngôn viên hàng đầu của chính phủ Nhật Bản và Tổng thư ký nội an cho biết Nhật Bản đã phản đối mạnh mẽ hơn sự xâm nhập trái phép của TQ thông qua các kênh ngoại giao.

Trong thời gian từ ngày 11.9, đã có 14 tàu chính phủ Trung Quốc đi lại trong khu vực này và ở lại trong vùng biển tiếp giáp với Senkaku .

Vân Trang (Đảng Làm Báo)

Chính phủ lưu vong Miến Điện giải thể

Nhân Dân Miến Điện Tận Hưởng Quyền Tự Do Dân Chủ
Chính phủ lưu vong Liên minh quốc gia Miến Điện (NCGUB), đã tự giải thể và cho rằng đất nước không còn cần một chính phủ lưu vong.

 Tiến sĩ Tint Swe, người từng là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Đối nội cho NCGUB cho biết: "Bây giờ, các nghị sĩ trong quốc hội có bà Aung San Suu Kyi cùng các lãnh đạo sinh viên có thể tự do đi ra nước ngoài và nói chuyện về tình hình tại Miến Điện, chúng tôi giải tán vì không muốn làm cản trở tiến trình hòa giải dân tộc cũng như dân chủ của Miến Điện .

NCGUB, được hình thành bằng cuộc bầu cử vào năm 1990, đã giải thể vĩnh viễn vào ngày 14 tháng chín 2012.  Tuyên bố được ký bởi ông Sein Win, người đã phục vụ như là thủ tướng của Chính phủ lưu vong Miến Điện (NCGUB). Cuộc bầu cử năm 1990 đã không được công nhận bởi chính quyền quân sự nắm quyền lúc bấy giờ.

Những ngày Bloggers tranh đấu cho quyền tự do báo chí 
Sau cuộc Tổng bầu cử toàn quốc ở Miến Điện năm 1990, phe đối lập thuộc khối Dân chủ của bà bà Aung San Suu Kyi đã thắng lớn nhưng Đại tướng Saw Maung, người lãnh đạo chính phủ lúc bấy giờ đã từ chối kết quả bầu cử. Sau khi bị phe Quân nhân cướp chính quyền, ông Tint Swe thông báo các đại biểu dân cử trúng cử thuộc khối Dân chủ cùng nhau thành lập một chính phủ lưu vong song song, và tổ chức nầy đã phục vụ lợi ích quốc gia trong suốt 21 năm qua.

Tiến sĩ Tint Swe cho biết thêm "Chúng tôi đã đạt được mục tiêu của chúng tôi là được Liên Hiệp Quốc đưa nghị quyết  vào năm 1994 nhằm thúc giục nhà cầm quyền Miến Điện tổ chức một cuộc đối thoại ba bên , Nhóm dân chủ do bà Aung San Suu Kyi, Cầm đầu quân đội và Nhóm dân tộc.

Những ngày còn tranh đấu cho quyền làm người
Chúng tôi thiết lập Trạm truyền thanh quốc gia cũng như lập NHEC (Ủy ban Giáo dục và Y tế) để hỗ trợ cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe của hàng triệu người tị nạn Miến Điện. Chúng tôi đã mở Văn phòng Miến Điện Euro, được biết đến như EBO, tại Brussels dùng công nghệ cao để nhận hỗ trợ tài chính từ các mạnh thường quân ở Liên minh châu Âu [những người làm việc cho] công tác dân tộc.

NCGUB được thành lập và có tại trụ sở tại Karen , Manerpalaw trong tháng 9 năm 1990 vận động nhằm kết thúc chế độ độc tài ở Miến Điện, đồng thời dựa vào kết quả của cuộc bầu cử toàn quốc của nằm 1990 để tạo ra một liên minh dân chủ liên bang trong nước.

NCGUB cảm ơn tất cả các tổ chức trong nước và bạn bè quốc tế đã hỗ trợ NCGUB trong những năm qua.

Ông Tint Swe cũng  người được bầu vào ghế nghị viên Township Pale số 2 (khu vực Sagaing) trong cuộc tổng bầu cử vào năm 1990 nhưng không được công nhận , tuyên bố: "Tôi có một lương tâm trong sáng cho những gì tôi đã làm trong cuộc đời chính trị. Chúng tôi có một lương tâm trong sáng mà chúng ta đã làm nhiều để tranh đấu cho Tự Do và Dân Chủ được người dân Miến uỷ quyền vào năm 1990. "

Nhân dân Miến xuống đường làm cách mạng (nay đã thành công)
Mặc dù Chính phủ lưu vong Miến Điện (NCGUB) đã giải thể nhưng các thành viên của Liên minh Nghị viện, các đại biểu dân cử trong cuộc tổng bầu cử 1990 sẽ tiếp tục ngồi lại với nhau để tiến hành các hoạt động chính trị nhằm đưa đất nước Miến Điện rời xa chủ nghĩa độc tài, tiến tới Dân Chủ Tự Do và Hạnh Phúc .

Song Như (Đảng Làm Báo)

Quyền Tự Do Báo Chí

Sự khác nhau giữa "Tuyên truyền chống phá nhà nước" và Khủng bố

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh về báo chí nhằm đảm bảo quyền tự do ngôn luận của nhân dân trên báo chí: tất cả báo chí đều được hưởng quyền tự do ngôn luận, không phải kiểm duyệt trước khi in. Người nói: “Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng”, báo chí là tiếng nói của Đảng, là diễn đàn của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Hồ Chí Minh còn nói: “Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hoà bình thế giới”. Với tư cách là đối tượng phục vụ của báo chí cách mạng, nhân dân lao động không chỉ là người tiếp nhận các thông tin mà báo chí đem lại mà còn là người trực tiếp tham gia sáng tạo các tác phẩm báo chí. Sự đóng góp của quần chúng nhân dân trong hoạt động báo chí làm cho báo chí thực sự trở thành diễn đàn để nhân dân bày tỏ nguyện vọng, tâm tư mình với Đảng, chế độ.

Tự do báo chí theo Hồ Chí Minh không phải là tự do tuỳ tiện, tự do vô hạn độ mà báo chí được quyền tự do trong khuôn khổ mà Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cho phép. Sắc lệnh về chế độ báo chí của Người một mặt khẳng định đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, mặt khác, quy định báo chí phải tuân thủ pháp luật để đảm bảo quyền tự do ngôn luận được sử dụng một cách đúng đắn.

Nhà nước đã thừa nhận các quyền tự do dân chủ cho mọi công dân trong Hiến pháp nhưng không cho phép lợi dụng các quyền đó để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ mối quan hệ của tự do gắn với phạm vi pháp luật, với trách nhiệm và nghĩa vụ của các công dân trong xã hội. Người nói: “Tự do tư tưởng - Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do”.                

VŨ PHƯƠNG HÀ

Hàng trăm người đổ xô vào rừng tìm kỳ nam

Một góc núi Gộp Ngà vừa bị đào xới để tìm kỳ nam
Ngày 22-9, thượng tá Phạm Hồng Sơn – Phó trưởng Công an huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, trong 3 ngày trở lại đây có hàng trăm người đến từ các tỉnh: Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa… đổ xô vào núi Gộp Ngà (xã Sơn Trung) để tìm kỳ nam. Thực trạng này đã dấy lên những lo ngại về tình hình an ninh trật tự và nạn phá rừng tại địa phương.
Nguyên nhân việc người dân đổ xô đi tìm kỳ nam xuất phát từ thông tin có một số người ở Quảng Nam, Vạn Ninh đã trúng kỳ nam với số tiền lên đến hàng tỷ đồng tại khu vực núi Gộp Ngà. Việc người dân đổ xô vào đi tìm kỳ nam khiến khoảng 2.000 m2 rừng bị đào xới, một số cây lớn bị đào bật gốc.

Đình Lâm – Bích La (Khánh Hòa)


CÔNG DỤNG CỦA TRẦM HƯƠNG VÀ KỲ NAM

Kỳ Nam
Trầm hương và Kỳ nam của ta rất có giá trị trên thị trường quốc tế, nhất là đối với Trung Quốc. Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản. Đó là những hương liệu quý giá trong việc điều chế các loại nước hoa hảo hạng như Santal, Nuit d''Orient..., một số xà phòng tắm và nhất là nhang trầm.
Sở dĩ Trầm và Kỳ nam có giá trị cao là vì có công dụng chữa bệnh rất tốt trong Đông y . Cơn sốt tìm trầm thực tế rộ lên từ những năm đầu thập niên 1980. Quảng Nam là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về số người hành nghề này. Phương pháp khai thác thủ công theo kiểu huỷ diệt. Tìm gặp cây dó bầu, địu trầm liền sát hạ, băm tìm từ ngọn cho đến tận rễ cây. Bởi vậy, nguồn tài nguyên quý giá này đã gần như cạn kiệt.

Rưng rưng nước mắt ôm giấc mộng kỳ nam, Tin tức trong ngày, ky nam, tram huong, tien ty, ty phu, tin tuc, tin hot, tin hay
Người dân thôn Phước Lộc, Đại Lộc nhốn nháo chờ tin...

Người tìm trầm xứ Quảng bây giờ lang bạt tận các vùng rừng xa xôi ở các tỉnh bạn, đôi khi lạc qua cả rừng Lào, Campuchia. Nhưng, lộc trời thỉnh thoảng lại ban tặng cho những người phiêu dạt này, cứ như một thứ "thuốc nhử", gây nghiện, khiến những trai tráng ở Quảng Nam đến bây giờ vẫn miệt mài lên núi tìm trầm.

4 thanh niên (trong số 7 người) của làng Mỹ Hảo, trúng đậm kỳ nam, trở thành tỷ phú vào năm 2005 đã thực sự đổi đời. Sau khi bán hàng trót lọt, họ đã chia nhau mỗi người được gần 4 tỷ đồng để gửi ngân hàng.

Vốn xuất thân từ miền quê quá nghèo khổ, lại một đời vất vả lội rừng nên họ biết giá trị của đồng tiền. Bởi vậy, Trương Văn Lợi (SN 1975)- người anh cả của nhóm đã "dừng bước giang hồ". Với số vốn khấm khá ấy, Lợi đã vào TP.HCM mở công ty xây dựng. Còn anh em nhà họ Doãn Thành Tài (SN 1979), Doãn Xuân Tuấn (SN 1988), thì bỏ quê Đại Phong, lên thị trấn Ái Nghĩa tậu nhà, mua ô tô để chuyển sang nghề vận tải hành khách đường dài. Một số thanh niên khác thì ra TP.Đà Nẵng, chuyển sang nghề kinh doanh buôn bán...

Tuy nhiên, số phận may mắn như vậy không phải đến với tất cả những người trúng trầm ở Quảng Nam. Theo chính quyền xã Đại Phong, huyện này đã từng có 4 thợ trầm xã Đại Minh trúng trầm, bán được 1,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau đó những cuộc cờ bạc rượu chè, ăn chơi trác táng, thậm chí đánh người, gây tai nạn giao thông… đã đưa họ đến kết cục trắng tay rồi hoàn kiếp thợ trầm.

Số người trúng trầm vài trăm triệu đồng ở Đại Lộc xưa nay không kể xiết, nhưng cũng “của thiên trả địa”. Đáng nói nhất là có cả chục người, từng là cán bộ công chức, vì ham món hời trời cho nên bỏ cả công sở, chuyển sang nghề địu trầm. Không may, trong số họ chưa có ai đổi đời được.

Tan tác làng quê

Không còn là thời hưng thịnh của nghề tìm trầm, song mỗi năm, chỉ riêng huyện Đại Lộc có cả ngàn người nối đuôi nhau lên rừng bới mót trầm, kỳ. Hiện tượng này thường rộ lên sau thời điểm có người trúng lớn.

Tháng 9-2010, tại huyện này cũng rộ tin đồn nhóm 10 người trúng được kỳ nam, bán hơn 20 tỷ đồng. Lập tức, cả ngàn thanh niên kéo nhau lên vùng núi giáp ranh Quảng Nam-Quảng Ngãi và Kon Tum để xăm rừng, đào bới. Chỉ riêng xã Đại Quang, chính quyền đã thống kê không dưới 500 người rời quê, lên núi.

Xóm làng hiu hắt, ruộng đồng thiếu bóng đàn ông. Nhưng khủng khiếp hơn là đến giữa tháng 10-2010, tin đồn cho hay có 14 người ở xã Đại Quang và Đại Nghĩa vì ăn nấm độc mà bị chết tập thể giữa rừng... Cả chính quyền và hàng vạn thân nhân của những người tìm trầm thất thần. Tôi còn nhớ, chính quyền còn dự phòng cả phương án đưa phương tiện đi đón thi thể của người bị nạn.

Trưởng Công an xã Đại Quang, ông Trương Văn Dũng hoang mang: "Chính quyền đã nhận được cấp báo từ dân, rằng có đến 14 người đi tìm trầm, do ăn nấm độc mà chết giữa rừng. Hàng ngàn người đã toả đi tứ phương, thành nhiều nhóm trên rừng, không biết đâu mà xác định. Công an huyện Đại Lộc đã chỉ đạo các địa phương lập tức rà soát số người đã rời quê, lên núi tìm trầm. Vì thế mới biết xã Đại Quang có hơn 500 thanh niên trai tráng đã đi tìm trầm vào các tỉnh Khánh Hoà, Kon Tum, Gia Lai. Sau khi rà soát lại số người là thân nhân, xã phát hiện nhóm 11 người ở thôn Phước Lộc là mất thông tin với gia đình nhiều ngày liền".

Trong đó, có 2 anh em Nguyễn Xuân Luyến, Nguyễn Xuân Sơn cùng cậu ruột là Đậu Văn Hùng và 2 người anh họ Phan Văn Thiết và Nguyễn Văn Chung cùng đi 1 nhóm. Có mặt tại thôn Phước Lộc lúc ấy, chúng tôi cũng bàng hoàng theo hàng ngàn dân ở đây. Căn nhà chị Nguyễn Thị Thu Hoà - vợ của Nguyễn Xuân Luyến đông nghẹt người. Người dân cả thôn Phước Lộc bỏ việc đồng áng, bỏ cả ăn uống mà thẫn thờ chờ tin thân nhân, bà con. Vợ con các gia đình địu trầm mất liên lạc thất thần, chìm trong nước mắt lo sợ.

Cảnh rối loạn tâm thần này cũng xảy ra tương tự tại các xã Đại Đồng, Đại Nghĩa, Đại Phong... nơi có thân nhân của hàng trăm dân địu trầm. Nhưng, rất may, hung tin ấy chỉ là tin đồn. Riêng làng quê xao xác, kinh tế nhiều gia đình suy kiệt vì thiếu vắng lao động đàn ông là có thực.
Theo Quỳnh Châu (Dân Việt)

Vương Lập Quân lĩnh án 15 năm tù

Vương Lập Quân
Cựu Giám đốc công an Trùng Khánh, Vương Lập Quân, người liên quan đến vụ bê bối chính trị Bạc Hy Lai, vừa lĩnh án 15 tù vì tội đào tẩu, lạm dụng chức quyền và một số tội khác.

Tân Hoa Xã đưa tin, Vương Lập Quân bị lĩnh án 15 năm tù vì tội “bẻ cong pháp luật để phục vụ mục đích ích kỷ cá nhân, đào tẩu, lợi dùng chức quyền và nhận hối lộ”. Ông Vương không lên tiếng phản đối bản án mà tòa đưa ra.

Theo luật Trung Quốc, tội đào tẩu và hối lộ có thể phải nhận án tử hình. Tuy nhiên, cả cơ quan công tố lẫn luật sư Trung Quốc đều cho rằng ông Vương đã hợp tác thành khẩn với cơ quan điều tra nên được hưởng mức án nhẹ hơn.
Vương Lập Quân từng là cánh tay phải của cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Hồi tháng 2 vừa rồi, ông chạy vào lãnh sự quán Mỹ tại Trung Quốc, tiết lộ thông tin về việc vợ ông Bạc là bà Cốc Khai Lai có liên quan đến cái chết của doanh nhân Anh Heywood. Điều này khiến con đường chính trị đang lên của ông Bạc đột ngột chuyển sang một hướng khác, đó là sụp đổ.

Hồi tháng 8, bà Cốc Khai Lai bị kết án tử hình treo vì tội giết doanh nhân Anh Heywood. Bản án đưa ra trong bối cảnh cuộc chuyển giao lãnh đạo Trung Quốc sắp diễn ra trong vài tuần tới, song ngày chuyển giao cụ thể hiện vẫn chưa rõ.


ĐỖ QUYÊN (zing news)
Theo Infonet

Trung Quốc: Tàu sân bay bàn giao cho lực lượng hải quân (PLA)

Tàu sân bay Trung Quốc

Ngày 23.9, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã được bàn giao cho lực lượng hải quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).


Lễ bàn giao tàu sân bay mang tên 16 có chiều dài 300 mét, tiền thân là một tàu sân bay Varyag thời Liên Xô cũ, đã diễn ra tại cảng Đại Liên, đông bắc Trung Quốc, sau khi một công ty đóng tàu Trung Quốc mất khá nhiều thời gian để tân trang tàu này, theo tin tức từ tờ Thời báo Hoàn Cầu.

Tuy nhiên, theo Thời báo Hoàn Cầu, một buổi lễ chính thức đưa tàu sân bay 16 vào hoạt động vẫn chưa được công bố.

Hồi năm 2011, theo AFP, Trung Quốc đã xác nhận thông tin cho rằng nước này đang tân trang một tàu sân bay thời Xô Viết cũ và nhiều lần khẳng định tàu sân bay này không gây ra bất kỳ đe dọa nào đối với các quốc gia láng giềng và "chỉ được dùng với mục đích huấn luyện, nghiên cứu".

Theo AFP, động thái này của Trung Quốc diễn ra ngay thời điểm căng thẳng tranh chấp biển đảo với Nhật Bản và một số quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cùng ngày, Trung Quốc cũng tuyên bố hủy việc tổ chức lễ kỷ niệm đánh dấu 40 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Nhật Bản dự kiến diễn ra vào ngày 27.9, sau những vụ căng thẳng tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa hai nước này.

Phúc Duy (Thanh Niên)

300 tỉ đồng xây dựng công viên hỏa táng

Mẫu hình Công viên hỏa táng Tháp Long Thọ
Sáng 23.9, Công ty CP đầu tư Long Cơ chính thức khởi công xây dựng Công viên hỏa táng Tháp Long Thọ, tổng diện tích hơn 5,8 ha trong khuôn viên Nghĩa trang chính sách TP.HCM (xã Phú Hòa Đông, H.Củ Chi).

Công trình được thiết kế theo phong cách dân gian Việt Nam tạo sự gần gũi giữa con người với thiên nhiên, vốn đầu tư hơn 300 tỉ đồng, được chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 rộng 2,4 ha gồm khu hỏa táng, 10 lò hỏa táng, khu dịch vụ tang lễ, khu lưu tro cốt, công viên cây xanh, thủy đài, bãi đậu xe... hoạt động từ quý 3 năm 2013. Giai đoạn 2 sẽ xây dựng khu tháp trong diện tích hơn 3,4 ha còn lại.

Đình Mười (Thanh Niên)

“Sếp” ngân hàng “rủ nhau” từ nhiệm: Bình thường và bất thường

4 "sếp lớn" của Eximbank và ACB cùng từ nhiệm
Vẫn biết quyết định thay “tướng” tại các ngân hàng thương mại không có gì lạ nhưng việc 4 “sếp cỡ bự” của ACB và Eximbank liên tiếp và đồng loạt xin rời bỏ các vị trí công tác có thể xem là một “hiện tượng bất thường”. Tuy nhiên, đằng sau hiện tượng bất thường này, có thể sẽ là một kết cục mang tính đương nhiên.

Liên tiếp trong các ngày 19, 20 và 21-9-2012, thị trường tài chính – ngân hàng chứng kiến màn “rửa tay, gác kiếm” của 4 nhân vật được đánh giá là những “cao thủ” hàng đầu, có tiếng tăm trong giới ngân hàng.
Sự ngờ vực xoay quanh các quyết định trên gần như ngay lập tức được dư luận xã hội đặt ra. Có hay không một mối quan hệ đặc biệt đằng sau các quyết định trên là điều mà xã hội đặc biệt quan tâm.

Và dù cả ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang và ông Phạm Trung Cang đều đã lên tiếng khẳng định lý do từ nhiệm của mình hoàn toàn mang tính chất cá nhân, song sự “đồng thời” của những quyết định trên không tránh khỏi sự hoài nghi về cái gọi là “lý do cá nhân” mà các ông này đưa ra. Sự hoài nghi này là hoàn toàn có cơ sở khi mà cả 4 cá nhân trên đều đã từng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng tại Ngân hàng Á Châu (ACB).

Theo những thông tin mới nhất được phát đi từ lãnh đạo các ngân hàng ACB và Eximbank thì cả 4 cá nhân trên rất có khả năng liên quan đến hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của ông Lý Xuân Hải - cựu Tổng giám đốc ACB. Cụ thể: Các cá nhân trên có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải uỷ thác 19 nhân viên ngân hàng nhận khoản tiền 718 tỉ đồng.

Nhiều thông tin lại cho rằng, khoản tiền 718 tỉ đồng trên đã “chảy” vào tài khoản của Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ - Tp Hồ Chí Minh), người từng được biết đến là đại gia trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán và hiện số tiền này đi đâu không rõ.

Vậy trách nhiệm của 4 cá nhân trên ở đâu xoay quanh khoản tiền 718 tỉ đồng được cho là “cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” của ông Lý Xuân Hải? Và liệu đây có phải là lý do khiến cả 4 cá nhân trên nhất loạt từ nhiệm hay không?

Lời giải chính thức cho câu hỏi này vẫn đang được cơ quan điều tra làm rõ nhưng với những vi phạm pháp luật của ông Lý Xuân Hải thì trách nhiệm của các cá nhân liên quan là không thể tránh khỏi. Vấn đề bây giờ là trách nhiệm của các cá nhân này trong sai phạm trên đến đâu mà thôi.

ACB và Eximbank đều lên tiếng khẳng định các ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ và ông Phạm Trung Cang có liên quan tới ông Lý Xuân Hải. Trong đó, ông Trịnh Kim Quang và Lê Vũ Kỳ được cho là đã ký phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải uỷ thác 718 tỉ đồng cho các nhân viên ngân hàng mang đi gửi.

Tất cả mới dừng lại ở diện nghi vấn nhưng nếu mối quan hệ trên mức bình thường giữa Lý Xuân Hải và 4 cá nhân trên thực sự đã tồn tại thì xem ra, trách nhiệm của các ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ và Phạm Trung Canh cần phải làm rõ.

Báo chí gần đây từng đề cập tới mối quan hệ chéo, sở hữu chéo hoặc vai trò của một hay một nhóm lợi ích trong hệ thống ngân hàng. Những cá nhân hay nhóm lợi ích này sẽ lợi dụng tầm ảnh hưởng của mình tại các ngân hàng để chi phối, nắn “dòng vốn” hoặc hướng các khoản đầu tư, cho vay của ngân hàng đó về các công ty “sân sau” của mình hoặc các dự án của riêng mình.

Và tất nhiên, trong chuỗi quan hệ đó, rất có thể một khoản tiền không nhỏ đã “bốc hơi” trong quá trình luân chuyển của “dòng chảy tiền”. Việc cả 4 sếp bự ở ACB và Eximbank đồng thời xin từ chức không khỏi khiến người ta nghĩ tới cái gọi là “nhóm lợi ích” được hình thành trong mối quan hệ này.

Đáng nói hơn nữa là hiện đang có nhiều ý kiến cho rằng, “nhóm lợi ích” trên rất có thể có thêm cả ông Lý Xuân Hải. Suy luận này hoàn toàn có căn cứ bởi bản thân những cá nhân trên có một điểm chung là đều đã và đang nắm giữ những vị trí tối quan trọng ở ACB. Đặc biệt, những sai phạm xoay quanh khoản tiền 718 tỉ đồng ở ACB lại diễn ra trong giai đoạn ông Trần Xuân Giá làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Rồi việc Nguyễn Đức Kiên lợi dụng các mối quan hệ cũng như ảnh hưởng của mình ở các ngân hàng thương mại trên để “làm xiếc”, mang tiền ảo ra vẽ dự án, rồi lại mang dự án đi cầm cố lại để lấy tiền thật.

Là người đứng đầu ACB, là người có kiến thức uyên thâm về tài chính ngân hàng, lại từng là người đứng đầu ngành kế hoạch đầu tư – liệu ông Trần Xuân Giá có biết? Trách nhiệm của ông với vai trò là Chủ tịch hội đồng quản trị ở đâu?

Hai quả bom tấn “bầu” Kiên và Lý Xuân Hải đã “phát nổ” và thị trường tài chính, ngân hàng được một phen chao đảo. Những hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế của Lý Xuân Hải, Nguyễn Đức Kiên đang được cơ quan công an làm rõ.

Những sai phạm này diễn ra khi cả 4 ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ và Phạm Trung Cang đang nắm vai trò “xương sống” của ACB và Eximbank. Nên, mặc dù đã từ chức nhưng trách nhiệm của những người đứng đầu là không thể không đề cập đến.

Vậy nên, nếu có việc các cơ quan chức năng xem xét trách nhiệm của những người này ở mức cao hơn thì cũng là lẽ đương nhiên.

Theo nhóm phóng viên Petrotimes

Động đất mạnh tiếp tục đe dọa người dân Bắc Trà My


Trưa ngày 23/9, tại huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) lại tiếp tục xảy ra một trận động đất với cường độ cực mạnh.

Theo lời kể của bà Lê Thị Tuyết (một hộ dân ở xã Trà Tân, Bắc Trà My), vào thời điểm trên, cả gia đình bà đang chuẩn bị bữa trưa thì bất ngờ thấy ngôi nhà bị rung chuyển mạnh, nhiều chén bát, vật dụng trên bàn cũng theo đó rung lắc rồi rơi rớt.


Quá hốt hoảng, không ai bảo ai, các thành viên trong nhà nhanh chân tháo chạy ra đường. “Dù chúng tôi đã quá quen thuộc với những rung chấn nhưng trận động đất vừa mới xảy ra quá mạnh, khiến chúng tôi lo lắng cực độ. Nếu cứ tiếp diễn tình trạng này thì không biết cuộc sống người dân sẽ ra sao…” bà Tuyết bày tỏ.

Thông tin trên cũng được ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My xác nhận với phóng viên.

Ông Tuấn cho biết, tuy không đo được cụ thể là bao nhiêu độ richter, nhưng theo cảm nhận của tất cả mọi người, cường độ của trận động đất lần này mạnh hơn hẳn so vơi các trận động đất trước đó xảy ra trên địa bàn. Tối ngày 22/9, các địa phương của huyện Bắc Trà My cũng xảy ra một trận động đất tương tự.

Được biết trong ngày 12/9, đoàn khảo sát của Bộ Khoa học công nghệ đã có cuộc khảo sát 5 ngày và đưa ra kết luận về hiện tượng động đất ở Bắc Trà My.

Theo đó, kết luận của đoàn là từ tháng 17/8 đến 7/9/2012 các trạm động đất Huế và Bình Định và các máy gia tốc của Ban Quản lý thủy điện 3 (QLTĐ3) đặt tại khu vực đập đã ghi nhận được 15 trận động đất; trận vào lúc 20h46 ngày 3/9 có M=4,2 và  trận vào lúc 9h27 ngày 7/9 có M=4,0 là hai trận lớn nhất. Các trận động đất vừa qua không ảnh hưởng gì tới đập.

Động đất khu vực thủy điện Sông Tranh chưa có dấu hiệu suy giảm về độ lớn, cũng như về tần suất động đất, nhưng động đất sẽ không vượt quá cấp mức độ cực đại là 5,5 độ Ricte, còn vị trí xảy là thì cần phải có thời gian để xác định…

Tuy nhiên kết luận trên không được lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, huyện Bắc Trà My, cũng như người dân miền núi này đồng tình.

Mới đây nhất, tại cuộc họp ngày 21/9, sau khi nghe báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Viện Vật lý địa cầu, ý kiến các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo chưa tích nước tại hồ chứa công trình Thuỷ điện Sông Tranh 2  mà cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc tác động của lũ, động đất đến công trình.

HOÀNG DƯƠNG
Theo Infonet

23.9.12

Trung Quốc lại hoành hành ở biển Việt Nam

Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm làm Huyện Đảo Tam Sa

Sau khi Phó Chủ tịch Tập Cận Bình vừa lớn tiếng tuyên bố muốn giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông thì Trung Quốc lại có một loạt các hoạt động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tờ Tân Hoa xã – cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc, hôm qua (21/9) đưa tin, nước này đang tăng cường thúc đẩy các hoạt động đầu tư, phát triển ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Trung Quốc hồi tháng 7 đã ngang nhiên thành lập cái gọi là thành phố “Tam Sa” với phạm vi quản lý hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát và bãi đá ngầm ở 3 quần đảo lớn ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đây là một trong những động thái gây sóng gió lớn nhất ở Biển Đông trong thời gian qua của Trung Quốc. Khi căng thẳng chưa kịp lắng xuống thì những ngày gần đây, Trung Quốc lại cấp tập thực hiện một loạt động thái khiêu khích ở hai quần đảo của Việt Nam.

Cục Quản lý Thương mại và Công nghiệp của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, vừa mới đây cho biết, trong tháng 8 và tháng 9, cơ quan này đã lần lượt cấp phép cho một công ty xây dựng và một công ty du lịch hoạt động ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Ông Wen Zheng, một quan chức cấp cao chịu trách nhiệm về hoạt động cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động ở Hải Nam, hôm qua trắng trợn tuyên bố, tỉnh Hải Nam đã nhận được rất nhiều đơn xin thành lập doanh nghiệp ở Tam Sa và sẽ đẩy nhanh tốc độ cấp phép cho các doanh nghiệp đăng ký hoạt động ở đây để thu hút thêm đầu tư.

Trong khi đó, “chính quyền ở cái gọi là thành phố Tam Sa” cho biết, họ đang xúc tiến một kế hoạch phát triển bao gồm các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông và bảo vệ sinh thái. Theo đó, “giới chính quyền ở Tam Sa” đã lên kế hoạch cho 31 dự án lớn với số tiền cần đầu tư lên tới 13,3 Nhân dân tệ (2,1 tỉ USD), trong đó có dự án mở tuyến du lịch bất hợp phép đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước dịp Quốc khánh Trung Quốc – 1/10 tới.

Ngoài ra, “giới chức của cái gọi là Tam Sa” cũng tuyên bố sẽ tăng cường khai thác nguồn cá và dầu khí ở khu vực lãnh hải quanh đó. Một quan chức địa phương ngang nhiên cho biết, họ có thể huy động thêm ít nhất 1.450 tàu cá đến để phát triển các ngư trường ở Biển Đông.

Những hoạt động trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tất cả những diễn biến mới nhất này diễn ra trong bối cảnh Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa lên tiếng trấn an các nhà lãnh đạo Đông Nam Á rằng, Bắc Kinh chỉ muốn duy trì mối quan hệ hoà bình với các nước trong khu vực.

Phát biểu tại lễ khai mạc một Hội chợ triển lãm ASEAN – Trung Quốc đang diễn ra ở thành phố Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình hôm qua cho biết, sự thịnh vượng của Trung Quốc chỉ có thể được bảo đảm bằng mối quan hệ hữu hảo với các nước láng giềng. Ông Tập Cận Bình còn nói thêm rằng: "Trải qua rất nhiều thăng trầm thời hiện đại, chúng tôi nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự phát triển và giá trị của hoà bình".

Tuy nhiên, ngay sau những lời nói tốt đẹp trên, Trung Quốc lại có những hành động đi ngược lại với lời nói của mình.

Trước đó, việc Trung Quốc lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” cũng đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội không chỉ của Việt Nam mà của cả dư luận quốc tế và người dân ở chính đất nước Trung Quốc.

Hồi tháng 8, giới chức Mỹ từng lên tiếng chỉ trích, việc Trung Quốc thiết lập cái gọi là thành phố Tam Sa đã đi ngược lại những nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết các bất đồng, và có nguy cơ làm tăng căng thẳng trong khu vực.

Trước đó, hồi tháng 6, biên tập viên Chu Phương của tờ Tân Hoa xã từng nói, “thiết lập ‘thành phố Tam Sa’ là trò cười quốc tế. Ông này đã mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay việc làm này.


Kiệt Linh VNmedia - (tổng hợp)

Bộ trưởng Pakistan đòi lấy đầu người làm phim chống đạo Hồi

Bộ trưởng Đường sắt Bilour ra giá 100.000 USD
để lấy đầu kẻ làm phim chống đạo Hồi. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Đường sắt Pakistan Ghulam Ahmed Bilour đã ra giá 100.000 USD cho người nào giết chết nhà làm phim báng bổ đạo Hồi ngày 22-9.

Bộ trưởng Bilour thậm chí còn mời các thành viên Taliban và Al-Qaeda tham gia vào "vinh dự này". Tuy không nêu đích danh ai nhưng nhiều người cho rằng kẻ bị treo thưởng lấy đầu chính là ông Nakoula Basseley Nakoula, người được cho là nhà sản xuất chính của bộ phim “Sự ngây thơ của người Hồi giáo” đang gây náo loạn thế giới.
Tuyên bố của ông Bilour được đưa ra chỉ một ngày sau khi làn sóng biểu tình bạo lực khiến 23 người thiệt mạng, hơn 200 người bị thương tại Pakistan. Ông Zulfikar Ahmed, trợ lý cấp cao của ông Balor, khẳng định tuyên bố trên nhằm chuyển hướng cơn thịnh nộ đang gây nhiều thiệt hại về người và vật chất ra khỏi đường phố của Pakistan và hướng đến nhà sản xuất bộ phim hiện ở Mỹ.

Tuy nhiên, giới chức Islamabad hoàn toàn cách ly khỏi hành động của bộ trưởng đường sắt. “Chúng tôi không hề can dự đến tuyên bố của ông Balor” - ông Shafqat Jalil, thư ký báo chí của Thủ tướng Raja Pervez Ashraf, trả lời phỏng vấn sau nhiều giờ im lặng.

Ông Jalil cho biết thêm rằng thủ tướng Pakistan đang cố liên lạc với thủ lĩnh của đảng mà ông Balor là thành viên để giải quyết vụ việc.

Bản thân ông Balor cũng hứng chịu nhiều chỉ trích. Công ty Đường sắt Pakistan do ông quản lý đang nợ đầm đìa, do đó, nhiều người khuyên ông “tốt nhất nên phụng sự đấng tiên tri Muhammad bằng cách điều hành cho tốt ngành đường sắt’.

Trong khi đó, ngày 23-9, hàng chục ngàn người Nigeria đã xuống đường, đốt ảnh của Tổng thống Mỹ Barack Obama và xúc phạm quốc kỳ Mỹ.

Tại Pháp, cảnh sát chống bạo động được triển khai tại các địa điểm nhạy cảm hoặc chiến lược ở Parsia, đề phòng các cuộc biểu tình có thể biến thành bạo động. Ở thành phố cảng Marseille, trực thăng và 60 cảnh sát được triển khai để ngăn chặn bất cứ người nào dám chống lệnh cấm biểu tình.

Bằng Vy (NLĐ)(Theo New York Times)

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên
phát biểu tại lễ khai mạc hội chợ. Ảnh: TTXVN

Việt Nam -Trung Quốc hữu nghị thắm thiết, hợp tác tổ chức hội chợ chung


Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên
Nhận lời mời của Chính phủ Trung Quốc, cùng với Ecuador, lần đầu tiên Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế doanh nghiệp vừa và nhỏ 2012 do Chính phủ Trung Quốc chủ trì với tư cách đồng tổ chức.

Ngày 22/9, Hội chợ quốc tế doanh nghiệp vừa và nhỏ 2012 (CISMEF 2012) đã chính thức khai mạc tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Theo TTXVN, Hội chợ năm nay thu hút 3.000 doanh nghiệp thuộc 31 tỉnh, thành phố của Trung Quốc cùng nhiều doanh nghiệp của 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong khuôn khổ hội chợ, cũng diễn ra nhiều hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.
Các gian hàng của doanh nghiệp và một số địa phương của Việt Nam nằm trong khuôn viên gần 3.000m2, với lối trưng bày đậm chất dân tộc và nét đặc sắc của mỗi doanh nghiệp đã gây ấn tượng mạnh mẽ và thu hút nhiều khách tham quan.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết, việc đông đảo doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia Hội chợ này cho thấy những nỗ lực của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nói chung, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thêm cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng, cùng nhau vượt qua những thách thức trong giai đoạn trước mắt hướng tới sự thịnh vượng chung của cộng đồng doanh nghiệp hai bên.

Theo ông Nguyễn Thành Biên, Hội chợ CISMEF năm nay diễn ra trong khi kinh tế thế giới đang gặp khó khăn nhưng vẫn thu hút đông đảo doanh nghiệp nhiều nước tham gia là bằng chứng cho thấy tiềm năng của các bên còn rất dồi dào, không gian hợp tác còn rất rộng lớn.

Hội chợ kéo dài tới hết ngày 25/9.

Hà Trung (Chinhphuvn)

Hai phóng viên bị dọa giết khi đang tác nghiệp

Hai đối tượng đe dọa phóng viên (Ảnh: NLĐ)

Hai đối tượng chặn xe đe dọa sẽ gọi thêm người đến để “xử” hai phóng viên nếu không xóa hình ảnh trong máy quay phim.

Công an xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết, đang tiến hành điều tra vụ việc hai phóng viên Thiên Vương (Đài phát thanh truyền hình Đồng Nai) và Hữu Thắng (Đài phát thanh huyện Thống Nhất) bị hai đối tượng lạ mặt hăm dọa giết, khi hai phóng viên này đang ghi hình trên tuyến Quốc lộ 1A.


Vụ việc xảy ra vào khoảng 13h ngày 21/9 trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất (Đồng Nai). Vào thời điểm trên, phóng viên Thiên Vương được Đài truyền hình Đồng Nai cử đến khu vực trên để thực hiện thông tin về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Trong khi đang tác nghiệp, hai phóng viên trên phát hiện tổ tuần tra kiểm soát giao thông thuộc Trạm cảnh sát giao thông Suối Tre (Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an Đồng Nai) đang lệnh dừng, kiểm tra một xe tải không đúng quy trình điều lệnh. Bởi, trong lúc đang dừng kiểm tra xe, một chiến sĩ đứng giữa đường nghe điện thoại. Việc nghe điện thoại trong lúc xử lý giao thông trên đường là không được phép. Trước sự việc trên, hai phóng viên đã đứng từ xa dùng camera ghi hình.

Ghi hình xong, hai phóng viên trên đã lên xe ô tô để trở lại cơ quan. Tuy nhiên khi vừa lên xe, lập tức có hai thanh niên đi trên xe môtô biển kiểm soát 60B8-09886 đến giằng co máy quay phim của phóng viên và yêu cầu xóa toàn bộ hình ảnh, nếu không sẽ bị cắt cổ, đồng thời một đối tượng đã giật và xé cuốn sổ ghi chép của phóng viên.

Hai phóng viên đã nhanh chân lên xe ô tô và đóng cửa lại. Hai đối tượng lạ mặt tiếp tục đứng chặn xe và lăng mạ, đe dọa sẽ gọi thêm người đến để “xử” hai phóng viên này nếu không xóa hình ảnh trong máy quay phim.

Vụ việc chỉ được vãn hồi sau khi lực lượng Công an xã Hưng Lộc có mặt. Hai đối tượng lạ mặt trên sau đó được mời về trụ sở Công an xã Hưng Lộc. Làm việc với cơ quan công an, hai đối tượng khai tên Nguyễn Đức Thao (sinh năm 1984, ngụ xã Hưng Thịnh, huyện Thống Nhất) và Phạm Hữu Hào (sinh năm 1996, ngụ xã Hưng Lộc)./.
 
Theo TTXVN

Tìm thấy 16 hài cốt liệt sỹ trong hố chôn tập thể


Ngày 22/9, ông Trần Đình Thành, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đã trực tiếp đến khu vực lô 46, Nông trường cao su Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, để chỉ đạo việc khai quật hài cốt liệt sỹ được tìm thấy tại hố chôn tập thể ở khu vực này.
Trước đó, ngày 20/9 vừa qua, anh Bùi Văn Vĩnh, ngụ xã Bình Sơn đã tìm thấy hố chôn tập thể trên lúc đang đi rà soát, tìm phế liệu trong lòng đất. Sau khi phát hiện, anh Vĩnh đã báo chính quyền địa phương.


Qua xác định cụ thể, chính quyền huyện Long Thành và các đơn vị liên quan của tỉnh Đồng Nai đã triển khai công tác khai quật. Sau ba ngày, lực lượng chức năng đã tìm thấy 16 bộ hài cốt liệt sỹ cùng nhiều quân trang và vật dụng trang bị cho các chiến sỹ bộ đội như súng, đạn, dép râu, võng, bạt, biđông...

Đến chiều 22/9, lực lượng khai quật vật tiếp tục đào mở rộng ở khu vực hố chôn tập thể trên. Sau khi kết thúc công tác khai quật, tỉnh Đồng Nai sẽ tổ chức lễ truy điệu và an táng các hài cốt liệt sỹ tại nghĩa trang huyện Long Thành.

Theo TTXVN

Người Nhật biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc

Hàng trăm người Nhật Bản ngày 22/9 đã biểu tình phản đối Bắc Kinh liên quan đến cuộc tranh chấp chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, vài ngày sau khi nhiều cửa hàng và nhà máy ở Trung Quốc bị phá hoại trong làn sóng biểu tình chống Nhật Bản.

Khoảng 800 người biểu tình vẫy quốc kỳ Nhật tuần hành qua khu trung tâm thủ đô Tokyo, lên án Trung Quốc.

Người biểu tình đã tuần hành qua quận giải trí Roppongi, gần Đại sứ quán Trung Quốc, hô vang khẩu hiệu: “Chúng ta sẽ không bao giờ nhượng bộ trước mối đe dọa quân sự của Trung Quốc.”

Họ chỉ trích các cuộc biểu tình chống Nhật Bản đôi khi mang sắc thái bạo lực với hàng chục nghìn người xuống đường trên khắp Trung Quốc trong tuần trước, buộc các công ty phải đóng cửa hoặc giảm bớt quy mô sản xuất.

Trong diễn biến liên quan, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản ngày 22/9 cho biết đang theo dõi bảy tàu Trung Quốc hoạt động ở vùng biển gần chuỗi đảo trên. Hôm 19/9 đã có 14 tàu xuất hiện trong khu vực này./.

(Vietnam+)


22.9.12

Trung Quốc: Thảm sát nhà giữ trẻ, 3 học sinh chết, 13 người bị thương


9.21.2012-Một bệnh nhân tâm thần đã tấn công một nhóm học sinh lúc đang chơi ngoài sân của một nhà giữ trẻ . Ba trẻ em đã bị thiệt mạng và 13 người bị thương .
Vụ tấn công xảy ra ở Pingnan, một thị trấn khoảng 520.000 người nằm bên cạnh bờ sông Yujiang, Quảng Tây, một khu vực thuộc miền nam Trung Quốc gần biên giới Việt Nam.
Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn nhà nước TQ cho biết một người đàn ông tên là Wu (Ngô), bị bệnh tâm thần phân liệt, đã đột nhập vào một tòa nhà dân cư ở Pingnan được sử dụng như một trung tâm chăm sóc trẻ ban ngày.

Một nhóm trẻ em trong độ tuổi từ 6 và 12 năm tuổi của họ từ một trường tiểu học gần đó đến nhà giữ trẻ chơi trong thời gian nghỉ ăn trưa. Kẻ sát nhân đã dùng búa chẻ củi giết chết ba em và làm 13 em khác bị trọng thương. Lứa tuổi và danh tính nạn nhân chưa được xác nhận.

Ông Wu (Ngô) đã bị bắt ngay sau đó, nhà chức trách vẫn chưa biết được động cơ gây án. Hình ảnh từ hiện trường cho thấy nhiều phụ huynh lo lắng đứng bao quanh nơi xảy ra án mạng để tìm thông tin về con mình . Các nạn nhân đã được đưa đi bệnh viện cấp cứu .

Trong năm 2010, Trung Quốc có năm cuộc tấn công truy sát học sinh. Có một lần, ba trường mẫu giáo khác nhau đã bị tấn công trong ba ngày liền nhau .

Trong thời gian đó, một cuộc sát nhân kinh hoàng nhất khi một người đàn ông 48 tuổi đã giết chết bảy trẻ em và hai người phụ nữ bằng một con dao phay nhà bếp, chuyện xảy ra tại một trường mẫu giáo ở tỉnh Thiểm Tây phía tây bắc Trung Quốc, và sau đó ông ta tự tử.

Trong nhiều trường hợp khác, kẻ sát nhân đã sử dụng búa, dao và xăng dầu để giết và làm bị thương nhiều trẻ em tại Trung Quốc. Hầu như tất cả các cuộc tấn công bởi thành phần đàn ông trung niên hay những người có tinh thần không ổn định hoặc người có hành vi chống lại xã hội.

Lưu Giang (theo AP)

Vietnam Airlines rút nhân sự khỏi Techcombank


Ngày 21-9, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố thông tin về việc thay đổi thay đổi nhân sự cấp cao tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) chỉ định ông Trần Thanh Hiền thôi làm người đại diện phần vốn góp tại Techcombank.


Ngân hàng Techcombank cho biết, áp dụng quy định tại điều 35, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và Điều lệ Techcombank, ông Hiền không còn tư cách thành viên HĐQT ngân hàng do không còn là người đại diện vốn góp theo ủy quyền của Vietnam Airlines.

Ông Trần Thanh Hiền tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Ông từng có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính tại Vietnam Airlines. Từ tháng 4-2009, ông Hiền đảm nhiệm chức danh Thành viên HĐQT Techcombank.

Theo Vnexpress

Công ty TNHH Phương Nam nợ 200 tỷ, Tổng giám đốc Lâm Ngọc Khuân chạy sang Mỹ chưa về


Chiều 21/9 tại Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Phương Nam (công ty mẹ), Công ty KM Phương Nam (công ty con) tổ chức họp với 11 chủ nợ là các doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà máy chế biến tôm và cá tra tại thị trấn Kế Sách (Kế Sách, Sóc Trăng). KM Phương Nam hy vọng thống nhất nợ nần với đối tác để báo cáo các ngân hàng tiếp quản.


Giám đốc Công ty KM Phương Nam - Quỳnh Phúc Quế có mặt tại cuộc họp, nhưng mọi việc đều do người phát ngôn Nguyễn Hồng Lâm điều hành. Theo ông Lâm, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty mẹ và công ty con là ông Lâm Ngọc Khuân nhiều tháng nay ở Mỹ, chưa biết bao giờ về nước. Thời gian qua hai công ty của ông Khuân gặp khó khăn trong thanh khoản, cộng với lãi suất tiền vay cao, ngân hàng thắt chặt tín dụng nên mọi nỗ lực huy động vốn để trả nợ đối tác bị chậm trễ. Hiện nay lãi thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ đủ trả lãi ngân hàng, lương công nhân và chi phí điện, nước để duy trì hoạt động của nhà máy.

"Công ty KM Phương Nam nợ ngân hàng khoảng 170 tỷ đồng, nợ các nhà thầu trên 30 tỷ đồng. Công ty mẹ nợ nhiều hơn nên hiện nay có đến 7 ngân hàng là chủ nợ đang bàn hướng bị tái cơ cấu Công ty Phương Nam. Trong đó có ngân hàng đồng ý khoanh nợ 3-5 năm, các ngân hàng khác góp vốn để trở thành cổ đông rồi bơm tiếp vốn để công ty hoạt động hiệu quả trở lại", ông Lâm cho biết thêm.

Cũng theo người phát ngôn của Công ty Phương Nam, lộ trình tái cơ cấu nợ nần tại doanh nghiệp này chưa biết bao giờ xong. Vì vậy, công ty mong các chủ nợ thông cảm đợi khi nào có lãi sẽ trích ra 50% trả nợ ngân hàng, 50% trả nhà thầu.

Không đồng tình với kế hoạch này, các chủ nợ đề nghị KM Phương Nam triệu tập cuộc họp khác với sự có mặt của các ngân hàng để thống nhất phương án xử lý nợ. Ông Bùi Ngọc Thượng, Quản đốc Công ty TNHH Xây dựng Tân Việt Tín (TP HCM) cho rằng không còn tin vào lời hứa nào của lãnh đạo KM Phương Nam vì nhiều lần hẹn trả nợ nhưng không thực hiện.

"Công ty chúng tôi xây dựng nhà ăn cho KM Phương Nam nhưng trước khi bay qua Mỹ ông Khuân nhiều lần hứa trả nợ mà không trả. Sau đó thuộc cấp của ông Khuân có văn bản hẹn trả nợ nhưng cũng không giữ lời. Vài ngày nữa chúng tôi sẽ kiện ra tòa để đòi nợ KM Phương Nam", ông Thượng khẳng định.

Cùng quan điểm này, 10 nhà thầu chủ nợ của KM Phương Nam cũng thống nhất tuần sau nộp đơn ra tòa nhờ pháp luật can thiệp các khoản nợ tại công ty của ông Khuân.

Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam là doanh nghiệp thủy sản thứ hai, sau Công ty Bình An của nữ đại gia Phạm Thị Diệu Hiền, lún sâu vào nợ nần. Là một thành viên của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Phương Nam còn ra đời trước Bianfishco gần 10 năm, quy mô vốn cũng thuộc vào loại khá trong các doanh nghiệp cùng ngành.

Trong phần thông tin tự giới thiệu về mình trên website công ty, Phương Nam thành lập tháng 8/1998 với số vốn đầu tư 17 triệu USD (gần 360 tỷ đồng), tổng công suất năm 2010 đạt 11.000 tấn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty này là Mỹ, Nhật, EU, Canada và Trung Đông trong đó Mỹ chiếm hơn 50%. Doanh thu năm 2010 của công ty này vào khoảng 120 triệu USD.

Thủy sản là lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, kim ngạch 8 tháng đầu năm nay đạt gần 4 tỷ USD.

Xã Luận

Vinashin và Vinalines nợ PVFC hơn 2.700 tỷ đồng

Vinalines
Tính đến ngày 30/6/2012, tổng dư nợ tín dụng mà PVFC đã cấp cho một số công ty thuộc Vinashin là 1.069,4 tỷ đồng, cấp cho một số công ty thuộc Vinalines là 80,97 triệu USD tương đương với 1.686,5 tỷ đồng

Trong Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) có ghi chú về khoản dư nợ của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).


Công ty kiểm toán Deloitte cho biết, căn cứ vào văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước về xem xét khoanh nợ, cơ cấu lại các khoản nợ của Vinashin và Vinalines, PVFC đã thực hiện ý kiến chỉ đạo giữ nguyên trạng thái nợ hiện tại đối với Vinashin kể từ năm 2009 và từ năm 2011 đối với Vinalines.

Đồng thời, cũng theo chỉ đạo này, PVFC chưa trích lập dự phòng bổ sung đối với một số công ty thuộc Vinashin và một số công ty thuộc Vinalines

Hiện tại, PVFC đang tiếp tục làm việc với Vinashin, Vinalines và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về phương án xử lý và thu hồi các khoản cho vay này.

Đến ngày 21/9, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) công bố văn bản giải trình báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên đề ngày 19/9 của PVFC. Tổng công ty này cho hay, đang tích cực làm việc với Vinashin, Vinalines cùng các đơn vị có liên quan để thu hồi nợ.

"PVFC tin tưởng rằng việc thu hồi nợ và xử lý nợ tại Vinashin và Vinalines sẽ thực hiện được. Việc xử lý nợ không ảnh hưởng trọng yếu tới tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Tổng công ty" - tổ chức này khẳng định.

Trần tình tăng chi phí, giảm lợi nhuận trong báo cáo

Trước và sau soát xét, lợi nhuận sau thuế của PVFC chênh lệch đáng kể. Nếu trước soát xét, Tổng công ty ghi nhận lãi 202 tỷ đồng thì sau soát xét của kiểm toán, con số này giảm xuống còn 169,3 tỷ đồng, chênh lệch 32,7 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông thiểu số được ghi nhận 38,7 tỷ đồng cũng giảm xuống còn 14,9 tỷ đồng sau soát xét, giảm 23,8 tỷ đồng. Tổng cộng, chênh lệch lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ trước và sau soát xét gần 9 tỷ đồng.

Giải trình về chênh lệch này, PVFC cho biết, do tại thời điểm Tổng công ty phát hành báo cáo hợp nhất quý II vào ngày 10/8/2012 thì công ty con của PVFC là CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI) chưa phát hành báo cáo tài chính đã được soát xét. Do vậy, PVFC sử dụng số liệu lợi nhuận trên báo cáo tài chính chưa được soát xét của PSI.

Tuy nhiên, theo PVFC, sau đó, trên báo cáo tài chính đã soát xét của PSI, phát hành ngày 14/8/2012, kiểm toán viên đã nêu ý kiến ngoài trừ liên quan đến trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết (OTC). Do đó, Tổng công ty đã quyết định trích lập dự phòng bổ sung đối với các cổ phiếu OTC này cho phù hợp với chính sách kế toán khi lập báo cáo tài chính hợp nhất soát xét, dẫn đến việc tăng chi phí và giảm lợi nhuận hợp nhất.

Tỉ lệ nợ xấu tăng từ 2,3% lên 3,2% sau nửa năm

Cũng theo báo cáo soát xét bán niên, tại thời điểm 30/6/2012, tổng nợ xấu của PVFC đang ở mức 1.454,5 tỷ đồng chiếm tỉ lệ 3,2% tổng dư nợ tăng mạnh so mức 2,3% của thời điểm 31/12/2011. Đáng chú ý là nợ có khả năng mất vốn (loại 5) chiếm tới 45% tổng nợ xấu.

Trong cơ cấu dự nợ theo thời gian, so với cuối năm 2011, trong khi nợ ngắn hạn giảm từ 19.949,5 tỷ đồng xuống 18.611,7 tỷ đồng thì nợ dài hạn lại tăng lên 20.895,5 tỷ đồng từ mức 19.497,7 tỷ đồng.

Tại hạng mục chứng khoán nợ có ghi nhận, trong 647,9 tỷ đồng chứng khoán Chính phủ thì có bao gồm khoảng 340 tỷ đồng giá trị mệnh giá trái phiếu do Chính phủ phát hành đã được PVFC chiết khấu với NHNN theo nghiệp vụ thị trường mở và mua bán kỳ hạn để huy động vốn phục vụ hoạt động kinh doanh.

Khoản chứng khoán 1.200 tỷ do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành có bao gồm 900 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu của các TCTD đã được PVFC cầm cố để huy động vốn phục vụ hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, 1.040 tỷ đồng chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành cũng bao gồm 270 tỷ đồng giá trị mệnh giá trái phiếu đã được PVFC cầm cố để huy động vốn phục vụ hoạt động kinh doanh.

BCTC soát xét bán niên của PVFC cũng cho thấy, đến 30/6/2012, vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại PVFC đang là 4.680 tỷ đồng, chiếm 78% vốn điều lệ, Morgan Stanley nắm 10%, các cổ đông khác năm 12%. Số lượng cổ phần PVF đăng ký và phát hành ra công chúng tại ngày 30/6 là 600 triệu đơn vị với mệnh giá 10.000 đồng/CP.

Mới đây, tại thông báo số 309 của Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 28/8/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu PVN không duy trì PVFC trong bối cảnh, PVFC đang có ý định chuyển đổi thành ngân hàng thương mại. Thông tin này từng được ông Nguyễn Thiện Bảo, Tổng giám đốc PVFC trao đổi với báo chí hồi tháng 4, theo đó, PVFC sẽ thực hiện chuyển đổi thông qua hợp nhất với một ngân hàng thương mại.

Xã Luận

Trao đổi kinh nghiệm về soạn thảo hiến pháp với Nhật Bản

Hội thảo với Nhật về sửa đổi  hiếp pháp
Ngày 20/9, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phối hợp với Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) tổ chức Hội thảo quốc tế “Hiến pháp với sự ổn định và phát triển của quốc gia - nhìn từ kinh nghiệm của Nhật Bản.

Tham dự hội thảo có đại diện các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại diện Chính phủ, Bộ Tư pháp và một số cơ quan, bộ, ngành hữu quan, thành viên Ban biên tập, Tổ giúp việc dự thảo sửa đổi Hiến pháp cùng các chuyên gia, nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực pháp luật.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý khẳng định đây là Hội thảo quan trọng để tìm hiểu về Hiến pháp, vai trò của Hiến pháp trong sự phát triển của đất nước. Hiến pháp là đạo luật quan trọng, cơ bản của nhà nước, việc sửa đổi Hiến pháp là sự kiện trọng đại của quốc gia đòi hỏi thận trọng, chặt chẽ, khoa học trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp trong và ngoài nước.

Nhấn mạnh tới việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, Đại sứ Nhật Bản Tanizaki khẳng định Nhật Bản tiếp tục hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong lĩnh vực này.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe giáo sư Hasebe và giáo sư Takami trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực lập hiến và thông tin kinh nghiệm về việc xây dựng Hiến pháp của Nhật Bản cũng như của Việt Nam; trong đó tập trung vào các vấn đề đặc biệt quan trọng như: ý nghĩa của Hiến pháp, quyền con người, tổ chức bộ máy nhà nước, mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp và chính quyền địa phương…

Những kinh nghiệm, chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học tại hội thảo này sẽ đóng góp thiết thực trong việc sửa đổi Hiến pháp của Việt Nam./.

Xã Luận

11.000 lao động VN bỏ trốn không về nước , Hàn Quốc ngừng tuyển người Việt Nam

Chuẩn bị lên đường đi Hàn Quốc
Theo thông báo từ phía Hàn Quốc, hạn ngạch tuyển mới LĐVN năm 2012 đã dừng lại, đồng nghĩa với việc từ nay đến hết năm không có LĐVN được tuyển dụng mới sang Hàn Quốc làm việc.

Thông tin trên được Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (OWC) Phan Văn Minh xác nhận với PV Lao Động hôm qua (20.9).


Theo Giám đốc OWC Phan Văn Minh, trong số 13.958 hồ sơ của kỳ thi tiếng Hàn đợt tháng 12.2011 được gửi lên mạng cho chủ sử dụng LĐ Hàn Quốc lựa chọn, đến nay mới có 2.816 LĐ được chọn (chiếm 20,2%), số còn lại phải chờ hạn ngạch tuyển dụng của năm 2013. Hiện Việt Nam còn khoảng 12.000 hồ sơ trên mạng chờ chủ sử dụng LĐ Hàn Quốc lựa chọn, nhưng Hàn Quốc đã thông báo “chốt” hạn ngạch tuyển dụng LĐVN năm 2012. Phía Hàn Quốc cũng đã thông báo hạn ngạch tuyển dụng LĐ nước ngoài năm 2013 được Chính phủ Hàn Quốc cấp cho 15 quốc gia phái cử LĐ (trong đó có Việt Nam) là 62.000 người.

Theo ông Minh, lý do chính phía Hàn Quốc “đóng” hạn ngạch tuyển dụng LĐVN là hiện tỉ lệ LĐVN cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc còn cao (trên 50% - tương ứng khoảng 11.000 LĐ). Từ nay đến hết năm, Hàn Quốc chỉ ưu tiên tái tuyển dụng LĐ trung thành và LĐVN hết hạn hợp đồng về nước đúng hạn, chứ không tuyển dụng LĐ mới. Theo thống kê của OWC, tính đến 20.9, đã có 566 LĐVN trong diện LĐ trung thành được phía Hàn Quốc tái tuyển dụng. Trong số này có 433 LĐ đã đến OWC làm thủ tục đăng ký trở lại Hàn Quốc làm việc và 210/433 LĐ đã được cấp visa, chờ tháng 10 tới sẽ tái nhập cảnh Hàn Quốc.

Tại buổi khai mạc kỳ kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính cho hơn 700 LĐVN hết hạn hợp đồng lao động về nước đúng hạn do OWC và Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tổ chức từ 20-27.9 tại Hà Nội, ông Phan Văn Minh khẳng định: “Việc Hàn Quốc có tuyển mới LĐVN nữa hay không, số lượng bao nhiêu, hoàn toàn phụ thuộc vào việc Việt Nam triển khai các giải pháp hạn chế tỉ lệ LĐ cư trú bất hợp pháp.

Nếu 11.000 LĐ đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc vẫn tiếp tục ở lại Hàn Quốc và con số này tiếp tục tăng thì chắc chắn cánh cửa bước sang thị trường Hàn Quốc làm việc của LĐVN vẫn sẽ tạm khép lại”. Cũng theo ông Minh, bên cạnh việc tích cực tuyên truyền vận động gia đình có con em đang cư trú bất hợp pháp, tới đây, Bộ LĐTBXH cũng sẽ triển khai biện pháp mạnh về hành chính, xem xét cấm LĐ ở các huyện có tỉ lệ LĐ bỏ trốn cao đi làm việc tại thị trường Hàn Quốc. Theo thống kê, hiện cả nước có 50 huyện có tỉ lệ LĐ bỏ trốn trên 50%.

Ngọc Bảo (lao động)

Tình báo Trung Quốc đẩy mạnh thu thập thông tin căn cứ tên lửa chiến lược Mỹ?

Hệ thống tên lửa Mỹ Patriot missiles
Trang mạng “Hải đăng tự do Washington” ngày 10/09 đăng tải bài viết của chuyên gia về quân sự Trung Quốc Bill Gertz, về hành động đáng ngờ của một nhóm đàn ông châu Á tại căn cứ tên lửa hạt nhân chiến lược của Mỹ ở Wyoming, là một tiếng chuông cảnh tỉnh các cơ quan phản gián Mỹ.

Hoạt động khả nghi này diễn ra ngay sau khi Trung Quốc liên tiếp tiến hành 3 vụ thử tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa trong thời gian gần đây.

Căn cứ không quân F.E. Warren – 1 trong 3 căn cứ tên lửa hạt nhân chiến lược của Mỹ tọa lạc tại một địa điểm cách Cheyenne, Wyoming khoảng 3 dặm về phía tây, là nơi đóng quân của liên đội tên lửa 90, hiện đang triển khai một số tên lửa hạt nhân Minuteman III. Căn cứ này đồng thời cũng là sở chỉ huy chung của 3 căn cứ phóng tên lửa đặt tại đông nam Wyoming, tây Nebraska và bắc Colorado, chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động của chi đội không quân 20 được trang bị các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) cũng đóng quân tại đây (chi đội không quân 20 thuộc Bộ tư lệnh không quân tấn công).

Ngày 03/09, một tốp 8 – 10 người đàn ông châu Á đã dừng xe trước cổng căn cứ. Nhóm người này đề nghị cho dùng nhờ Toilet của nhà khách căn cứ. Tiếp theo, họ bắt đầu lân la làm quen và ngỏ ý muốn chụp ảnh cùng các sĩ quan không quân để tạo không khí thân mật. Sau đó, các vị khách khả nghi này đề nghị được chụp ảnh dãy tên lửa sát cổng căn cứ nhưng đã bị từ chối.

Một cựu quan chức phản gián cấp cao Mỹ nhận định, căn cứ vào các hành động và cách thức xây dựng quan hệ, cùng với đặc điểm là người châu Á, ông cho rằng sự việc khả nghi này là một phần của “hoạt động thu thập tin tình báo Trung Quốc”, hoặc giả là một hoạt động huấn luyện nhân viên của họ. Ông còn tiết lộ, từ trước đến nay, Cục điều tra Liên bang Mỹ FBI (đảm trách công tác chống gián điệp) luôn xem nhẹ vấn đề “thu thập tin tức tình báo của nước ngoài”. Việc FBI chẳng bỏ mấy công sức vào công tác phản gián đã dẫn đến sự gia tăng các hoạt động tình báo, gián điệp quân sự tại Mỹ mà họ không hề phát hiện ra. Vị chuyên gia này đã đưa ra một vài dẫn chứng lịch sử mà ông từng biết.

Năm 2003, trong thời điểm Mỹ tấn công Iraq, các nhân viên tình báo của Cuba đã tiến hành hàng loạt các hoạt động theo dõi các căn cứ quân sự của Mỹ ở trong và ngoài nước. Còn xa hơn, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, quân đội Xô Viết đã từng lắp đặt thiết bị kỹ thuật trên các container thường dùng cho tàu hỏa để tiến hành hoạt động trinh sát điện tử ở khu vực phụ cận các căn cứ hạt nhân chiến lược đặt ở Wyoming và Nebraska.

Mỹ cũng đã từng bắt được các thiết bị nghe trộm triển khai gần các căn cứ quân sự ở tây nam nước Mỹ của cơ quan tình báo Liên Xô KGB. Sau khi đưa thiết bị vượt biên giới Mỹ - Mexico, KGB đã lắp đặt chúng để nghe trộm thông tin của trạm tình báo lục quân Mỹ ở Fort Huachuca – bang Arizona. Cơ quan tình báo của các nước này đã tiến hành thu thập các thông tin tình báo quân sự của Mỹ suốt một thời gian dài, mãi sau này mới bị phát hiện.

Vị chuyên gia này cho biết: “Cục điều tra liên bang Mỹ không thể bào chữa cho những thất bại trước cơ quan tình báo nước ngoài. Nhưng vì các lí do ngoại giao và chính trị nên họ không thể thừa nhận”.

Qua vụ việc trên ông khẳng định: “dựa trên những cứ liệu của lịch sử, chúng ta có đầy đủ cơ sở để tin rằng, Trung Quốc cũng đang tiến hành những hoạt động tương tự đối với Mỹ”.

Trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, một nhóm nhân viên tình báo chuyên về trinh sát điện tử của quân đội Trung Quốc đã bị phát hiện khi đang theo dõi các hoạt động quân sự của Mỹ ở vịnh Ba Tư.

Ngày 26/02/2004, 2 quan chức ngoại giao Trung Quốc đã bị chặn lại bên ngoài Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở bang New Mexico. Hai quan chức ngoại giao trú tại tổng lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles này bị chặn lại khi đang điều khiển một chiếc xe thuê chạy rất nhanh qua một trạm kiểm soát an ninh, sau đó 2 quan chức này đã bị áp giải rời khỏi khu vực trên. Con đường mà họ đi không phải là đường dành cho công chúng mà nó chạy qua 2 khu vực rất nhạy cảm là phòng thực nghiệm quốc gia Los Alamos, còn gọi là cơ sở lắp ráp quan trọng thuộc khu công nghệ 18 (Critical Assembly Facility) và cơ sở nghiên cứu plutonium thuộc khu công nghệ 55 (Plutonium Research Facility). Đây đều là các cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân bí mật.

Nhân viên tình báo Trung Quốc còn bị phát hiện ở khu vực Fort Greely, bang Alaska khi đang tiến hành theo dõi một trong 2 căn cứ tên lửa đánh chặn thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Căn cứ tên lửa thứ 2 nằm ở California cũng là mục tiêu thu thập tin tức tình báo trọng yếu của tình báo Trung Quốc.

Các quan chức Mỹ cũng từng thừa nhận, Trung Quốc đang tiến hành rất nhiều hoạt động tình báo quân sự ở Mỹ, trong đó đặc biệt chú trọng tuyển mộ gián điệp người bản xứ có khả năng tiếp xúc với các nguồn thông tin mật. Theo đà phát triển của công nghệ thông tin, gần đây Trung Quốc còn đẩy mạnh và kết hợp chặt chẽ các hoạt động đánh cắp thông tin trên Internet và hoạt động nghe trộm điện tử, tăng cường thu thập thông tin tình báo điện tử trên đất Mỹ, chủ yếu sử dụng thiết bị của các Đại sứ quán và cơ quan ngoại giao, các tổ chức thương mại.

Ngọc Toàn (an ninh thủ đô)
Theo tạp chí quân sự Tri Viễn

Báo chí không làm thay cơ quan điều tra

Ông Lê Như Tiến

“Báo chí không phải là cơ quan điều tra, vì thế không nên yêu cầu báo chí làm thay chức năng của các cơ quan điều tra” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến trao đổi với Tiền Phong.

Ông Tiến nói: Báo chí có quyền điều tra độc lập, thu thập nguồn tin riêng của mình, để đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc và định hướng dư luận. Nhưng báo chí không làm nhiệm vụ điều tra để cung cấp tin cho các cơ quan điều tra, vì đấy không phải chức năng của báo chí.


Báo chí điều tra độc lập

Thưa ông, Dự án Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi trình UBTVQH mới đây quy định cơ quan báo chí phải cung cấp thông tin khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền. Ông bình luận gì về quy định này?

Quy định yêu cầu báo chí phải cung cấp thông tin điều tra của mình cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền (Điều 101 Dự thảo Luật PCCTN sửa đổi) không phù hợp. Ngay trong phiên họp của UB TVQH cũng đã có những ý kiến không tán thành quy định này.

Bởi vì, các cơ quan điều tra trong hệ thống tư pháp của chúng ta (điều tra, truy tố, xét xử) đã có đầy đủ rồi. Chức năng của những cơ quan điều tra này là chuyên về điều tra, họ phải làm tốt chức năng đó của mình. Còn báo chí – thực chất chỉ là một kênh cung cấp thông tin cho dư luận và nhân dân.

Báo chí có quyền điều tra, thu thập nguồn tin riêng của mình theo luật định và phải chịu trách nhiệm về nguồn tin. Để đạt tới sự chân thực, báo chí phải điều tra độc lập. Kết quả điều tra nhằm cung cấp thông tin, định hướng dư luận bằng việc đăng tải trên mặt báo.

Báo chí không điều tra để cung cấp thông tin cho các cơ quan điều tra. Bản thân cơ quan điều tra - với chức năng là điều tra, có đầy đủ nghiệp vụ, phương tiện hiện đại, có đủ điều kiện, tư cách để tiến hành điều tra, tại sao lại phải yêu cầu báo chí cung cấp thông tin, cung cấp kết quả điều tra của báo chí cho mình?

Ở đây, mục đích điều tra của hai bên cũng khác nhau. Cơ quan điều tra điều tra để tìm ra những hành vi vi phạm, làm sáng tỏ tội phạm. Còn báo chí, điều tra một sự kiện, sự việc là để công khai trên mặt báo, để kịp thời cảnh báo, uốn nắn, định hướng dư luận –đấy là chức năng của báo chí.

Theo tôi là không nên đưa quy định đó vào trong dự thảo Luật PCTN sửa đổi lần này.

Những năm qua, báo chí đã sát cánh với các cơ quan phòng ngừa, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Ông đánh giá gì về vai trò đó của báo chí?

Thời gian qua, báo chí có rất nhiều thông tin tốt, góp phần tích cực vào công tác PCTN. Báo chí đã thẳng thắn đề cập về những vụ việc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trên các lĩnh vực từ quản lý sử dụng đất đai, cho đến công sản, vốn và tài sản thuộc sở hữu của nhà nước.

Không ít vụ việc được điều tra, truy tố nhờ chính cơ quan báo chí đã nêu thông tin ban đầu, từ đó các cơ quan chức năng nhà nước mới vào cuộc.

Trong điều kiện hiện nay, báo chí có vai trò cảnh báo rất lớn. Bằng việc cảnh báo, đưa thông tin dự báo, các cơ quan chức năng của nhà nước có điều kiện nhận diện được những vấn đề nóng bỏng, đang đặt ra. Tất nhiên, cơ quan điều tra cũng có thông tin và những kênh riêng của mình.

Báo chí có quyền giữ bí mật nguồn tin

Điều 7 Luật Báo chí quy định:“Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng VKSD hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng”. Soi vào điều 101 dự thảo Luật PCTN sửa đổi, ông thấy có gì mâu thuẫn?

Chúng ta đã có Luật Báo chí, các luật khác phải quy định phù hợp với Luật Báo chí để không xung đột, mâu thuẫn về pháp lý.

Điều 7 Luật Báo chí quy định rất rõ về quyền, nghĩa vụ của báo chí là phải bảo vệ nguồn tin. Như vậy, báo chí có nghĩa vụ phải giữ bí mật cho người cung cấp tin. Đó chính là trách nhiệm, đạo đức của hoạt động báo chí. Nếu làm khác đi, sẽ không ai dám cung cấp thông tin cho báo chí nữa.

Quy định tại điều 7 Luật Báo chí là rất phù hợp. Bây giờ, nếu lại quy định mâu thuẫn, xung đột với Luật Báo chí thì không được.

Cảm ơn ông.

“Khoản 4 Điều 101 dự thảo luật quy định: “ Cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng”.

Uỷ ban tư pháp nhận thấy, Điều 7 Luật báo chí quy định: “Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng”.

Theo quy định về đạo đức hành nghề báo chí (do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành) và Bộ quy tắc nghề nghiệp báo chí của thế giới thì bảo vệ nguồn tin là một trong những chuẩn mực đạo đức cơ bản nhất của người làm báo.

Do đó, UBTP cho rằng, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tránh tùy tiện trong việc yêu cầu báo chí, phóng viên cung cấp thông tin về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng thì cần quy định ngay trong dự án luật về cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin cũng như những loại thông tin, tài liệu mà báo chí, phóng viên có nghĩa vụ phải cung cấp khi có yêu cầu” – (Báo cáo Thẩm tra của UB Tư pháp)

Nguyễn Tuấn (Tiền Phong)

Đài Loan đưa tàu tiến sát quần đảo đang tranh chấp với Nhật

Tàu Đài Loan tiến gần Senkaku

Hôm nay 21/9, một tàu phản đối của Đài Loan đã gia nhập đội tàu gồm khoảng 13 chiếc của Trung Quốc tại vùng biển đang diễn ra tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh.

Tokyo và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền với quần đảo Senkaku (gọi theo tiếng Nhật) hay còn gọi là Điếu Ngư (gọi theo tiếng Trung). Nhật Bản hiện đang kiểm soát quần đảo này. Mới đây, Đài Loan cũng đã tuyên bố chủ quyền tại đây và việc họ đưa tàu neo đậu cách đảo Uotsurijima 44 km (đảo lớn nhất trong quần đảo Senkaku) đã làm gia tăng căng thẳng trên biển Hoa Đông.


“Tàu này không phải là tàu của chính phủ. Chúng tôi đã cảnh báo các tàu này không tiến vào vùng biển thuộc lãnh thổ của chúng tôi qua loa và liên lạc không dây”, một người phát ngôn của đội tuần duyên Okinawa của Nhật cho biết.

Theo luật quốc tế, vùng lãnh hải có chủ quyền rộng không quá 12 hải lý (khoảng 22 km) tính từ đường cơ sở. Cũng theo người phát ngôn trên thì chiếc tàu của Đài Loan đã đáp lại rằng “các hòn đảo trên thuộc phần lãnh thổ của họ và nói với chúng tôi rằng đừng có cản đường họ”. Trên các tàu này có dòng chữ "Bảo vệ Điếu Ngư" và "Trả Điếu Ngư lại" bằng tiếng Trung.

Ngoài chiếc tàu này thì ở vùng biển sát với quần đảo đang xảy ra tranh chấp, có đến 13 tàu thủy và tàu cá của Trung Quốc đang hoạt động vừa trưa nay theo giờ địa phương (tức 3h giờ GMT). Tất cả các tàu này đều ở bên ngoài vùng "tiếp giáp lãnh hải", cách vùng lãnh hải chừng 12 hải lý.

Các tàu quốc doanh của Trung Quốc đều đi vào và đi ra khỏi vùng tiếp giáp này, thâm nhập nhanh chóng vào vùng biển Nhật cho là thuộc lãnh hải của Tokyo hôm thứ 3 vừa qua.

Căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh xung quanh tranh chấp đảo đã bùng phát nghiêm trọng hơn kể từ sau khi Nhật công bố ý định quốc hữu hóa ba trong số năm đảo thuộc quần đảo này vào hôm 11/9.

Theo Vienamnet

Cán bộ Thành Đoàn Cam Ranh hiếp dâm Đoàn Viên 18 tuổi

Thành đoàn Cam Ranh tổ chức cắm trại
Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa mở phiên phúc thẩm ngày 18-9-2012 xét xử bị cáo Trần Văn Nhân, nguyên cán bộ Thành Đoàn Cam Ranh phụ trách văn hóa thông tin xã Cam Thành Nam (SN 1980, ngụ xã Cam Thành Nam, Cam Ranh, Khánh Hòa) về tội “hiếp dâm”.

Ngày 16-7-2011, Thành đoàn Cam Ranh tổ chức cắm trại tại khu vực nhà hát thành phố Cam Ranh nên Nhân và Cao Thị Mỹ Duyên (SN 1994) cùng tham gia. Đêm hôm đó vì quá ham vui, Duyên uống nhiều bia và bị choáng nên ra phía sau trại nằm ngủ. Khoảng 21 giờ ngày 17-77-2011, sau khi kết thúc buổi tiệc liên hoan, Nhân nằng nặc đòi chở Duyên về nhà. Đến khu rẫy xoài ở tổ dân phố Nghĩa Phú, phường Cam Nghĩa, Nhân kéo Duyên vào khu vực vắng vẻ đòi quan hệ. Bị Nhân vật ngã và đè xuống đất, Duyên vội lấy điện thoại định gọi người đến cứu nhưng Nhân giật phăng và tắt nguồn, tiếp tục cưỡng bức Duyên.

Ngày 19-7-2012, phiên sơ thẩm TAND TP.Cam Ranh tuyên phạt Nhân 5 năm tù giam về tội “hiếp dâm”. Bị cáo kháng cáo xin được giảm nhẹ hình phạt, tự nguyện bồi thường cho gia đình bị hại 50 triệu đồng. Gia đình Duyên cũng có đơn xin giảm án cho Nhân. Vì thế, phiên tòa phúc thẩm đã tuyên phạt bị cáo Nhân 3 năm tù.

MINH THANH (Công An)

Phó chủ tịch Eximbank từ nhiệm

Ông Phạm Trung Cang và lá đơn từ nhiệm
Hội đồng Quản trị Eximbank đã chính thức chấp thuận đơn từ nhiệm của ông Phạm Trung Cang, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank từ 19/9. Theo ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank, ông Cang từ nhiệm "vì lý do cá nhân, tuy nhiên, theo chúng tôi hiểu là do liên quan đến trách nhiệm điều hành của ông Cang khi còn làm việc tại ACB".

Thể theo đơn từ nhiệm này, các thành viên Hội đồng Quản trị Eximbank đồng thuận ký và gửi Ngân hàng Nhà nước để chờ phê duyệt.


Cũng theo ông Dũng, việc ông Cang từ nhiệm có ảnh hưởng nhưng không đáng kể đến hoạt động của Eximbank, bởi ngân hàng xây dựng bộ máy theo nền tập thể và quyết định theo tập thể. Eximbank cũng đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước, và Ngân hàng Nhà nước cũng đã cam kết sẽ hỗ trợ Eximbank nếu có tình trạng rút tiền hàng loạt diễn ra.


Về việc cử người thay thế ông Cang, Hội đồng Quản trị Eximbank vẫn chưa quyết định, bởi theo ông Dũng, có sự tham gia của ông Cang hay không vào Hội đồng Quản trị thì hoạt động của Eximbank vẫn diễn ra bình thường.

“Chúng tôi không nắm rõ ông Cang đang nắm bao nhiêu cổ phần của Eximbank, bởi tỷ trọng này biến động từng ngày. Tuy nhiên, nhóm cổ đông của ACB hiện nắm 7-8% cổ phần của Eximbank, và ông Cang là đại diện nhóm cổ đông này”, ông Dũng nói.

Ông Phạm Trung Cang, sinh năm 1954, được bổ nhiệm Phó chủ tịch Eximbank từ tháng 4/2010. Ông cũng là thành viên Hội đồng Sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB).

Cùng ngày, ngân hàng ACB cũng chính thức công bố thông tin thay đổi nhân sự Hội đồng Quản trị. Theo đó, ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, từ nhiệm vì lý do sức khỏe; ông Lê Vũ Kỳ, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị, từ nhiệm vì lý do cá nhân; ông Trịnh Kim Quang, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị, từ nhiệm vì lý do cá nhân. Ông Trần Hùng Huy trở thành tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB, các ông Julian Fong Loong Choon và ông Lương Văn Tự trở thành hai tân phó chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Trong khi đó, chiều tối ngày Ngân hàng nhà nước cũng phát đi thông điệp về về việc HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu chấp thuận việc từ nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT đối với ông Trần Xuân Giá và từ nhiệm chức danh Phó Chủ tịch H ĐQT đối với các ông Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ.

Theo Ngân hàng Nhà nước, các ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang và Lê Vũ Kỳ đã có đơn xin từ nhiệm các chức danh Chủ tịch , Phó Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT gửi HĐQT ACB

HĐQT ACB đã chấp nhận các đề nghị trên, đồng thời có Quyết định số 5018 ngày 18/9 bầu ông Trần Hùng Huy (ủy viên HĐQT) giữ chức danh chủ tịch HĐQT, các ông Lương Văn Tự và ông Julian Fong Loong Choon (ủy viên HĐQT) giữ chức danh phó chủ tịch HĐQT.

Như vậy, HĐQT đương nhiệm ACB sẽ còn 7 thành viên, trong đó có 3 thành viên là người nước ngoài. Tại thông báo này, NHNN yêu cầu: “Để thực hiện đúng quy định của pháp luật, trong thời gian tới đây, ACB sẽ phải tổ chức đại hội đồng cổ đông để thực hiện các thủ tục miễn nhiệm, bổ nhiệm các thành viên HĐQT, đảm bảo số lượng và cơ cấu theo đúng Điều lệ ACB”.

PV (Thanh Niên)

Ông Trần Xuân Giá kinh ngạc với thông tin bị khởi tố

Ông Trần Xuân Giá
Trao đổi với phóng viên lúc 10h45 ngày 21/9, vẫn với cách nói trầm tĩnh thường ngày, vị cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Trần Xuân Giá cười nhẹ: “Mọi công việc của tôi vẫn không có nhiều thay đổi. Từ sáng nay, rất nhiều người bạn đã gọi điện tới hỏi thăm về chuyện như bạn vừa hỏi (thông tin ông Trần Xuân Giá bị khởi tố về tội cố ý làm trái –PV), và tôi cũng chỉ có một câu trả lời duy nhất: tôi chưa từng nghe tới chuyện đó. Chưa có ai thông báo tới tôi chuyện tôi bị khởi tố”.

Trước đó, một số tờ báo đưa tin từ cơ quan chức năng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá để điều tra về hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Quyết định khởi tố đã được tống đạt và ông Giá được cho tại ngoại do sức khỏe yếu và nghiêm túc hợp tác với cơ quan điều tra.


Trong thông cáo ngày 19-9, ACB cho biết ông Giá có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải (nguyên tổng giám đốc ACB, đã bị khởi tố, bắt giam) ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỉ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Viettinbank).

Cũng theo nguồn tin trên, ông Giá có dấu hiệu sai phạm khi ký nghị quyết HĐQT cho phép tổng giám đốc Lý Xuân Hải ủy thác rút 718 tỉ đồng của ACB gửi sang Viettinbank để hưởng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất định hướng của NHNN. Hành vi của ông Giá, giống như hành vi của ông Lý Xuân Hải bị khởi tố, bắt tạm giam trước đó, được coi là làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.

Hậu quả nghiêm trọng là sau đó số tiền này lại được chuyển vào tài khoản của đối tượng lừa đảo Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ (TP.HCM) thuộc Ngân hàng Vietinbank) - từng được coi là đại gia trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán. Nửa cuối năm 2011, kinh tế suy giảm kéo theo sự đóng băng của thị trường địa ốc, thị trường tài chính xuống dốc, số tiền này đã bị Như làm cho bốc hơi, gây thiệt hại cho ACB.

Kể từ khi Bầu Kiên bị bắt và Cựu TGĐ Ngân hàng ACB Lý Xuân Hải bị khởi tố, trên nhiều trang mạng liên tục đưa những thông tin về một số lãnh đạo các ngân hàng ở Việt Nam bị bắt. Và trường hợp của ông Trần Xuân Giá - Nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB cũng không phải là ngoại lệ.

Ngay sau chiều ngày 18/9, website ACB phát đi thông báo ông Trần Xuân Giá, ông Lê Vũ Kỳ và ông Trịnh Kim Quang đồng loạt rời khỏi HĐQT của ACB với những lý do khác nhau trong đó ông Giá từ nhiệm với lý do sức khỏe. Gần như ngay sau đó, nhiều trang mạng đã đưa tin ông này bị bắt.

Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, ông Trần Xuân Giá cười nói: “Hôm nay (20/9), tôi vẫn đi làm một số việc nên chưa mở các trang web ra để xem. Hiện tại, tôi vẫn đang làm việc và chưa nghe ai nói với tôi về câu chuyện ấy cả. Người ta đồn thổi cũng nhiều và tôi cũng không biết thông tin tôi bị bắt ở đâu ra”.

Tuấn Nam (Giáo Dục Việt Nam)

Giải tỏa ngăn cản thi công, công an xã bắn 3 người bị thương

Bà Võ Thị Sang bị bắn vào đùi và bắp tay ảnh T.H
Sáng 20.9, lực lượng chức năng xã Mỹ Hòa, H.Bình Minh (Vĩnh Long) tổ chức căng dây thi công công trình tuyến đường từ trung tâm xã về Rạch Chanh, nhưng bị một số hộ dân đứng ra ngăn cản, dẫn đến xô xát.

Trong lúc giằng co, người dân nghe tiếng súng nổ và cuộc xô xát dừng lại. Ba phụ nữ trúng đạn bị thương, gồm: Võ Thị Sang, Nguyễn Thị Loan và Nguyễn Thị Nhanh. Ngay sau đó, 3 người phụ nữ này được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long.


Trao đổi với PV Thanh Niên về vụ việc trên, ông Trương Văn Lợt, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa, cho biết: “sáng 20.9, xã huy động khoảng 50 người để vận động người dân và tổ chức bảo vệ lực lượng thi công căng dây công trình, nhưng gặp sự phản ứng dữ dội của một số người dân (chủ yếu là phụ nữ). Trong đó, có nhiều người chuẩn bị xăng, dao, cây tấn công lại và gây thương tích cho một công an viên. Khi đó, lực lượng làm nhiệm vụ đã cho bắn súng hơi ngạt, tước hung khí của những người quá khích. Trong lúc khống chế, lực lượng công an xã đã bắn 3 phát súng chỉ thiên; nhưng người dân vẫn tiếp tục tấn công lực lượng làm nhiệm vụ, buộc lực lượng công an xã nổ súng bắn vào nhóm người nói trên”.

Theo ông Lợt, công trình thi công tuyến đường từ trung tâm xã về đến Rạch Chanh, qua địa bàn 5 ấp, là công trình phúc lợi nhà nước và nhân dân cùng làm. Tuyến đường dài khoảng 6 km, có một cây cầu, tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỉ đồng. Qua vận động, người dân đã hiến 12 m đất chiều ngang; trong đó mặt đường 5,5 m, còn lại làm lề đường hai bên. Khi tuyến đường hoàn thành sẽ tạo thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa và đây là công trình hoàn toàn vì lợi ích chung của người dân. Trước khi triển khai dự án, xã đã tổ chức họp dân để xin ý kiến. Qua đó, có 276/290 hộ dân bị ảnh hưởng đồng ý hiến đất, cây trồng và vật kiến trúc, còn lại 14 hộ không đồng ý và yêu cầu bồi thường. Nhưng vì điều kiện khó khăn của địa phương, những trường hợp mất 50% đất mới được hỗ trợ. Địa phương đã hỗ trợ 4 căn nhà và 16 ngôi mộ bị ảnh hưởng bởi tuyến đường, phải di dời. Vì có trên 95% hộ đồng ý thì công trình không ngưng lại được. Trong quá trình phát quang cây trồng, căng dây đã xảy ra sự cố do 4/14 hộ không đồng ý hiến đất ngăn cản thi công...

Chiều cùng ngày, ông Ngô Tùng Dũng, Chánh văn phòng, kiêm người phát ngôn UBND H.Bình Minh, cho biết: “Huyện đã chỉ đạo UBND xã Mỹ Hòa và các ngành liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ toàn bộ vụ việc, báo cáo để có hướng xử lý theo quy định pháp luật. Trước mắt, UBND huyện chỉ đạo tạm ngưng thi công công trình này. Đây là công trình thực hiện theo chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm nên không có quyết định thu hồi đất, cũng không có phương án bồi thường. Chủ trương của địa phương là tiếp tục triển khai và vận động các hộ dân hiến đất”.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, UBND xã Mỹ Hòa đã tổ chức đoàn đến thăm hỏi, động viên những người bị thương cùng gia đình. Thông tin từ bệnh viện cho biết, đến 16 giờ cùng ngày, bà Nhanh đã được gắp ra 1 đầu đạn; bà Loan vẫn còn cấp cứu; bà Sang chuyển qua phòng hồi sức.

Mai Trâm (Thanh Niên)

Liên lạc, gửi bài cho Đảng Làm Báo -- Contact us